Ngành sản xuất chăn nuôi heo tại
Việt Nam ngày nay có xu hướng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô chăn nuôi
tập trung và thâm canh với dịch tích, quy mô lớn. Song song với xu hướng đó, ô
nhiễm môi trường từ các hoạt động chăn nuôi tại các vùng chăn nuôi ngày nay
ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Thực trạng ngành sản xuất chăn nuôi tại Việt Nam
Theo công bố của một số chuyên gia
nông nghiệp, một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường sống là
do tác động từ hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ, không kiểm soát hoàn toàn việc xả
thải ra môi trường.
Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát ở
các vùng chăn nuôi ở Việt Nam, chăn nuôi quy mô trang trại và thâm canh với
dịch tích, quy mô lớn mặc dù có thực hiện áp dụng biện pháp xử lý môi trường,
nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do các nguyên nhân về việc quản lý
môi trường hay áp dụng công nghệ không đúng hoặc chưa phù hợp.
Nguyên nhân chính được cho là xác
định yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong ngành sản xuất chăn nuôi chính là do
hầu hết các trang trại sử dụng rất nhiều nước. Kết quả từ khảo sát cho thấy,
các trang trại chăn nuôi hiện nay sử dụng ít nước đều rất dễ dàng trong việc
thu gom chất thải rắn để thực hiện quá trình xử lý hoặc buôn bán.
Các chất thải rắn từ hoạt động chăn
nuôi từ trang trại nuôi bò, dê, cừu hay gà hầu hết được thu gom cho mục đích
trồng trọt như trồng rau, hoa, cây cảnh. Chính vì lý do đấy, trong chăn nuôi
nếu sử dụng ít nước, chất thải rắn từ chăn nuôi sẽ dễ dàng thu gom và không ảnh
hưởng tới môi trường do phân rã cùng với nước.
Thực trạng ngành sản xuất chăn nuôi tại Việt Nam
Các hoạt động chăn nuôi lợn thịt quy
mô công nghiệp hiện nay sử dụng rất nhiều nước (theo những quy trình được đề ra
trong chăn nuôi thâm canh quy mô lớn) mới chính là nguyên nhân chính và tác
động gây ô nhiễm môi trường. Chất thải lỏng từ các hoạt động của trang trại
chăn nuôi heo không thể thu gom nên chỉ còn cách xả trực tiếp (thông qua các hầm bể khí biogas) xuống nguồn nước
theo cống thải.
Do khó để có thể đáp ứng quy định xả
thải nên ở nhiều nơi, việc áp dụng biện pháp xử lý môi trường của các trang
trại chỉ mang tính đối phó. Vẫn còn tâm lý ưu tiên phát triển kinh tế, giảm nhẹ
yếu tố môi trường ở nhiều cấp chính quyền địa phương nên việc quản lý và xử
lý môi trường chăn nuôi còn mang nặng tính hình thức.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét